Hội Thánh Việt Nam Đài Loan

Vẽ một mặt cười  🙂

 

Em Kỳ làm công việc phục vụ khách hàng , vì thường gặp những khách hàng khó tánh mỗi ngày nên lòng rất buồn bã. Sau khi đi làm về, nếu trong lòng tràn đầy oán giận thì vẽ một chữ “nhịn” vào cuốn nhật ký, càng không vui vẻ thì viết chữ “nhịn” càng to.

 Ba năm sau cuốn nhật ký viết đầy lớn nhỏ chữ “nhịn” , em Kỳ càng ngày càng không khống chế được tinh thần thậm chí tính nghỉ việc.

Người bạn cùng làm chung Tâm Sướng biết tình trạng này nói với em Kỳ : “Trước đây tôi cũng như em, gặp không vui thì là “nhịn” nhưng nỗi oan trong lòng không thể giải quyết, sau này nghĩ ra một cách để tôi mỗi ngày rất  vui vẻ đi làm. Em Kỳ rất hiếu kỳ và hỏi: “ Đó là gì, mau cho tôi biết?”

Tâm Sướng nói : “ Gặp những khách hàng khó tính, em Kỳ đều viết chữ “nhịn” phải không? Nhưng từ ngày hôm nay nếu khi gặp khách hàng nào dễ mến thì em Kỳ xóa đi một chữ “nhịn”, nếu không còn chữ “nhịn” để xóa thì đổi thành vẽ một mặt cười , một tuần sau xem kết quả như thế nào.

Em Kỳ làm theo lời Tâm Sướng với tính cách nghi ngờ, một tuần sau, tuy rằng trong cuốn nhật ký vẫn còn nhiều chữ “nhịn” nhưng đã có một vài chữ bị xóa rồi. Em Kỳ phát hiện té ra cũng có những khách hàng dễ mến, không phải tệ như mình tưởng. Em Kỳ không còn nghỉ rằng người nào cũng muốn kiếm chuyện, tinh thần từ từ vui vẻ lên không chỉ trong cuốn nhật ký xuất hiện nhiều mặt cười mà trên mặt cũng có nhiều nụ cười nữa.

Nhiều khách hàng rất hài lòng sự phục vụ của Kỳ, càng ngày Kỳ càng ít gặp khách hàng khó tính . Hóa ra để giữ được tinh thần vui vẻ không phải là rán chịu đựng mà là biến đổi cách nhìn, tìm nguồn nước ngọt trong cuộc sống mình.

“..vì sự vui vẻ của Đức Giê-hô-va là sức lực các ngươi” Nê-hê-mi 8:10

                                                                                Trích từ tập san “Bồ Công Anh”

                                                                                             Tác giả Sa Khắc

                                                                                              Lưong Kim dịch

                                                                                           

 

 

                                                                                                                                                              

 

Hai điều răn

 

Có bao giờ bạn cảm thấy quá sức bởi  những luật lệ và yêu cầu không? Hãy nghĩ đến người Do Thái cảm thấy như thế nào khi họ phải cố gắng tuân giữ hơn 600 điều luật trong Cựu Ước và nhiều luật hơn nữa do những người lãnh đạo tôn giáo thời bấy giờ đặt ra cho họ . Và tưởng tượng xem họ đã ngạc nhiên như thế nào khi Chúa Giê-xu đã đơn giản hóa việc theo đuổi một đời sống để được xưng công bình chỉ bằng hai điều luật  “ Ngươi hay hết lòng , hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi” Ma-thi-ơ 22 : 37 và “ Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình” Ma-thi-ơ 22: 39

 Chúa Giê-xu nói với chúng ta rằng để Đức Chúa Trời biết chúng ta yêu Ngài như thế nào là nhìn vào cách chúng ta đối xử với người xung quanh chúng ta . Yêu người lân cận chúng ta là một thử thách lớn cho chúng ta, nhưng nếu chúng làm điều này để bày tỏ tình yêu của chúng ta đối với Đức Chúa Trời của chúng ta, chúng ta sẽ có một động lực mạnh mẽ để yêu những người xung quanh chúng ta dù họ có xứng đáng hay không không xứng đáng . Và một khi chúng ta yêu Đức Chúa Trời và yêu người lân cận chúng ta thì những điều răn khác sẽ được chúng ta tuân giữ một cách tự nhiên . Nếu chúng ta yêu người lân cận mình, chúng ta sẽ không làm nhân chứng dối chống lại anh ta , không tham tài sản cũng như vợ anh ta hay lấy cắp bất cứ vật gì của anh ta. Tình yêu thương người khác nhờ sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời còn đem lại ân điển và sức mạnh để chúng ta có  thể tha thứ cho người gây ra cho chúng ta  những sự bất công chồng chất .

Ngày nay ai là người cần thấy tình yêu thương của Đức Chúa Trời thông qua chúng ta ? Càng yêu người mà chúng ta không thể nào yêu được bao nhiêu thì càng nói lên rằng chúng ta đã yêu Chúa của chúng ta nhiều bấy nhiêu

Để yêu Đức Chúa Trời của chúng ta hết lòng , hết linh hồn , hết sức lực , hết ý là chúng ta có thể yêu được người đã đối xử không tốt với chúng ta và làm  cho chúng ta đau đớn 

Yêu Đức Chúa Trời là chìa khóa để yêu người lân cận chúng ta

                                                                      

                                                                   Rebekah

                                                                      Dịch từ “Our daily bread

 

Ánh sáng trong tối tăm

 

Câu chuyện bắt đầu lúc tôi được 9 tuổi. Khởi đầu từ gia đình tôi , mẹ tôi thường xuyên la mắng tôi từ những việc nhỏ nhặt nhất , bà  luôn phê bình  chỉ trích tôi . Không một ai nói chuyện với tôi . Tôi đè nén mọi việc trong lòng và mỗi đêm tôi đều khóc .Tôi đã khóc suốt 2 tháng ròng nhưng không một ai trong gia đình tôi nhận ra cả vì tôi đã trốn mọi người ẩn trong phòng tối ,  chui vào trong tủ áo  và khóc trên đống áo quần .  

Tiếp đến tôi gia nhập vào băng của những người lớn tuổi hơn tôi. Đây là môi trường đem tôi đến chích hút , chơi bời (mặc dù tôi mới 9 tuổi )  và ý nghĩ  tự sát. Tự hủy hoại bản thân mình là một trong những điều đã thu hút tôi. Sau 2 tháng tiếp xúc với đám người xấu đã dẫn tôi đến con đường  tự huỷ hoại bản thân .

Không ai có thể ngăn tôi được nữa. Những vết cắt trên thân thể tôi ngày càng nhiều. Mặc dù lúc đó tôi chỉ 10 tuổi những tôi cũng đủ trí khôn để giấu những vết cắt  ở vai và mắc cá chân nên không ai có thể thấy được và cũng chẳng ai thèm quan tâm đến tôi . Tôi sống như vậy thêm một năm nữa .

Mỗi ngày nhìn vào gương tôi  tự hỏi “ Đây là ai ?” Tôi bắt đầu có những quần thâm dưới mắt , nó trông rất kinh khủng như thể tôi mất ngủ trong nhiều tháng . Tôi giấu những vết thâm đen bằng  trang điểm . Tôi thường tự nhủ với chính mình “ Qua khỏi  hôm nay thôi , ngày mai sẽ tốt hơn “ . Tuy nhiên tối hôm nay đi ngủ  tôi thấy  mình đau buồn và chán nản hơn cả tối hôm trước . Tôi đau đớn khi nhận ra rằng ngày mai sẽ không bao giờ trở nên tốt hơn ngày  hôm nay.

Một năm nữa trôi qua và tôi bắt đầu có ý nghĩ tự sát. Nó trở nên rõ ràng đặc biệt sau ngày sinh nhật  11 tuổi của tôi . Tôi quyết định cho mình sống thêm một tuần nữa và trong tuần cuối cùng đó tôi nói lời tạm biệt và ôm mọi người . Không ai biết điều gì và họ cũng không hỏi gì cả. Tuy nhiên Chúa biết điều tôi sắp làm . Một người bạn  đến mời tôi tham gia trại hè của người Cơ đốc và tôi  đã đồng ý một cách mệt mỏi.  

Lúc đó tôi không tin Chúa Giê-xu và cũng không tin bất cứ điều gì xảy ra sau khi chết. Tôi tin con người sẽ thối rửa trong đất  và không có linh hồn sau khi chết . Tôi ghét bất cứ điều gì liên quan đến đạo Chúa  và nó chỉ là những sự dối trá lớn , vô  giá trị .

Tôi nhận ra đã đến ngày tôi sẽ tự sát  nhưng tôi quyết định đợi vì tôi cần một ít thời gian với bạn bè thêm vào nữa thật khủng khiếp nếu như  tôi tự sát trước toàn bộ những người tham gia trại vì  tôi không muốn làm tổn thương bất cứ ai.

Chúng tôi chơi trò chơi và những hoạt động của trại. Tôi không quan tâm bất cứ điều gì cho đến lúc mặt trời bắt đầu lặn. Trời tối và mọi người đốt lửa trại . Có khoảng 50 người tụ họp chơi đàn Guitar và hát . Những âm thanh tuyệt vời  . Tôi quên  mất ý định  về những gì mình sẽ làm sau đêm đó.  Khi mọi người bắt đầu hát bài “ Tốt hơn là một ngày”  thì nước mắt tôi trào ra .

 Tôi thấy một  bàn tay  vỗ nhẹ trên tay tôi .  Một người hoàn toàn lạ với tôi-người cố vấn trại-nắm lấy tay tôi và giúp tôi đứng lên. Bạn tôi theo sau chúng tôi đến một chỗ gần đó . Cả ba chúng tôi nói chuyện về điều tôi sắp làm . Họ nói với tôi về ân điển vô biên của Chúa và  Ngài yêu thương tôi bất kể thế gian này có  yêu tôi hay không . Người tôi như tan ra từng mảnh .

Chị ta đem cho tôi nước ngọt và  bánh rồi cả ba chúng tôi trở lại nơi lửa trại và bắt đầu hát . Tôi sẽ không bao giờ quên được đêm hôm đó. Tôi cảm thấy giống như thiên đàng được mở ra và tôi được  ngập chìm trong  thứ ánh sáng tuyệt diệu đến từ Đức Chúa Trời . Không bao giờ tôi nghi ngờ về sự hiện hữu của Chúa nữa.

Tôi đi ngủ đêm hôm đó không còn sự đau buồn khốn khổ như những đêm trước . Tôi đã có đức tin mạnh mẽ trong Chúa Giê-xu . Bằng môi miệng của mình tôi đã xưng nhận Chúa Giê-xu là Cứu Chúa của tôi. Tôi biết Ngài là Đức Chúa Trời ,Ngài đã  chết cho tội lỗi của tôi và đem sự cứu chuộc đến cho tôi cũng như những người khác.

Nếu như không có sự thương xót của Đức Chúa Trời cũng như thời điểm hoàn hảo   của Ngài  cứu tôi thì tôi đã chết. Tôi thật sự biết ơn Chúa dù tất cả những điều đau đớn tôi đã trải qua . Chúa đã để tôi vấp ngã vì mục đích của Ngài . Ngài gọi tôi trở về và sau đó gởi tôi trở lại vào nơi của những tội nhân để đem họ trở về với Ngài nữa .

Hãy tin vào Chúa Giê-xu  Ngài sẽ tha thứ cho bạn . Tất cả mọi điều đều có thể đối với Ngài . Ngài luôn luôn ở đó ......hãy cầu nguyện Ngài  . Ngài đang lắng nghe chúng ta.

                                                                                           Rebekah

                                                       Dịch từ bài làm chứng của Emory Allison Monroe

 

Tại sao chúng ta cầu nguyện

 

Tại sao chúng ta cầu nguyện ?  Có phải mục đích chủ yếu của cầu nguyện là để đạt được những điều chúng ta muốn từ Chúa ? Điều gì xảy ra nếu như Đức Chúa Trời biết được   chúng ta cầu nguyện là chỉ để thoả mãn cho những nhu cầu lớn và vô tận của chúng ta.

 Sự tương giao giữa chúng ta với Đức Chúa Trời  là một nhu cầu của tâm linh vượt hơn những nhu cầu khác. Cầu nguyện là khởi đầu của sự tương giao đó , là cuộc nói chuyện với Đức Chúa Trời, một đối một với Ngài và đó cũng là mục đích tối cao của cầu nguyện.

  Đức Chúa Trời muốn chúng ta cho riêng mình Ngài. Ngài muốn chúng ta tương giao với Ngài. Mục đích của Ngài trong cầu nguyện không phải là để chúng ta  nài xin. Ngài muốn chúng ta biết Ngài. Cầu nguyện là phương thức để thực hiện điều đó. 

 Tuy nhiên thỉnh thoảng khi cầu nguyện chúng ta tập trung vào những món quà trong tay Chúa mà quên đi chính Ngài. Chúng ta cầu nguyện tha thiết cho một công việc mới, sự hồi phục sức khoẻ nhưng rồi một khi chúng ta đạt được điều mình xin chúng ta vui mừng và lại quên đi, ít tương giao với Chúa hơn. Bàn tay  Chúa giúp cho chúng ta có thể trang trải những nhu cầu cần thiết trong đời sống ,chữa lành những tật bệnh cho chúng ta , giúp cho chúng ta  qua được những cơn khủng hoảng , nhưng sau khi những nhu cầu của chúng ta được thoả mãn thì chính Ngài lại ít có ý nghĩa đối với chúng ta.

 Ân điển của Chúa cho con cái Ngài những món quà đáng giá nhưng hơn thế nữa Ngài còn cho chúng ta chính bản thân Ngài. Có nhiều người hài lòng với những món quà ít giá trị trong tay Chúa mà bỏ quên một giá trị cao nhất của cầu nguyện là sự tương giao giữa chúng ta với  Đức Chúa Trời- Đấng vĩ đại của toàn vũ trụ.  

                                                                                           Rebekah

                                                                          Dịch từ “  Our Daily Bread

Thay đổi

 

Tôi rất thích uống rượu . Tôi bắt đầu uống lúc tôi 19 tuổi , khi tôi chuyển đến căn hộ của mình  ở Clinton Town ,MI . Tôi uống , uống thật nhiều và trở thành kẻ nghiện rượu nặng năm 29 tuổi. Vào tháng 3 năm 2005 lúc tôi đang làm việc thì được gọi lên văn phòng công ty và xếp tôi đã nói về  thái độ làm việc của tôi. Tôi biết mình sẽ bị đuổi việc và không trách ai vì tôi thật sự là một kẻ nát rượu . Tối hôm đó tôi đến nhà bạn  uống ly bì  rồi lái xe về nhà và bị cảnh sát chặn lại bắt. Tôi  ở một đêm trong tù rồi được chú tôi bảo lãnh ra.

Tôi trở về căn hộ của mình và quyết định cho mình  2 tuần “ tiệc tùng”  trước khi tự tử. Tôi chán nản tuyệt vọng , tôi không có việc làm , tôi sẽ mất căn hộ của tôi , tôi đã làm xấu hổ gia đình vì lái xe uống rượu thêm vào tôi là một kẻ nghiện rượu . Và tôi đã không đợi đủ 2 tuần , vào ngày 13 tháng 8 sau khi đến nhà bạn uống hết cỡ tôi trở về căn hộ mình và chuẩn bị tự tử. Tôi  nuốt khoảng 12 đến 15 viên Xanax và mong rằng nó sẽ trộn lẫn  với rượu trong cơ thể tôi và tôi sẽ chết nhanh chóng . Nhưng tôi chỉ bất tỉnh. Tôi tỉnh dậy sau đó  ( tôi bị sốc nhưng vẫn còn sống ) và vồ lấy lưỡi dao lam . Tôi bắt đầu cắt cổ tay mình. Lúc đó tôi bị choáng váng khi tỉnh khi mê. Tôi nhớ lúc đó một người bạn của tôi gọi điện đến nhưng tôi đã tắt điện thoại  (tôi không muốn bất cứ ai ngăn tôi tự tử ) . Sau đó anh ta cùng với chị anh ta đến chỗ tôi và gõ cửa nhưng tôi đã không mở cửa cho họ vào. Tôi chỉ nhìn ra ngoài qua lỗ khóa ( trong lúc máu tôi đang chảy) xem họ gõ cửa rồi sau đó họ đi khỏi. Tôi trở về lại giường mình và cắt cổ tay tôi sâu hơn nữa .

Một giờ sau mẹ tôi và Sara , chị gái của tôi , đến và đập mạnh vào cửa . Không biết  vì lý do gì ( có lẽ chỉ có Chúa biết) tôi mở cửa cho họ vào và không ngừng la lên “ Ngài không muốn con đi, Ngài không muốn con đi” . Rõ ràng tôi đang nói chuyện với Chúa và tôi thật lòng  tin rằng chỉ một lý do duy nhất mà tôi còn sống đến hôm nay vì Chúa không muốn tôi chết.

Sara gọi  911 v à tôi được xe cứu thương đem vào bệnh viện . Tôi bị khâu 29 mũi ở cổ tay và sau đó được chuyển đến một nơi gọi là Harbor Oaks ở đó một thời gian . Trong  thời gian tôi ở đó mẹ tôi mang đến cho tôi một cuốn Kinh Thánh , tôi bắt đầu đọc và đọc không ngừng .

Sau khi tôi  ra  khỏi  Harbor Oaks  tôi dọn về ở cùng bố mẹ tôi.  Tôi phải ra tòa vì lỗi lái xe dưới ảnh hưởng của rượu  và bị  phạt cấm lái xe trong một năm. Toà án đã bắt tôi  tham gia những khóa học không được uống rượu và lái xe.

Thế là tất cả những gì tôi cần để giúp tôi là Chúa và Ngài đã giúp tôi. Tôi bắt đầu đi đến nhà thờ và trở thành một tín đồ cơ đốc được tái sanh . Tôi chính thức tiếp nhận Chúa Giê-xu là Cứu Chúa của mình vào ngày 1 tháng 12 năm 2005 . Giờ đây tôi là một thành viên của nhà thờ Cornerstone Baptist . Tôi  đi học Kinh thánh mỗi tối thứ Tư ,  tham gia nhóm thờ phượng mỗi Chủ nhật và lớp ABF ( nhóm học Kinh Thánh của người lớn ) trước buổi nhóm. Tôi  được Báp- têm vào ngày 29 tháng 1 năm 2006 .  Với sự giúp của Chúa , sự động viên nâng đỡ của gia đình , tôi đã bỏ được  rượu và hút thuốc  . Tôi đã không còn động đến nó kể từ ngày 13 tháng  8 năm 2005 .

Tôi đã phục hồi từ một kẻ nát rượu trở thành một người cơ đốc tái sanh .Tôi đã không còn quan hệ với những bạn bè cũ mà thay vào đó là những người bạn  từ nhà thờ và những người trong gia đình tôi.  Thật tuyệt vời nhờ Chúa tôi đã thay đổi 180 độ và tôi cảm thấy mình thật hạnh phúc.         

 Rebekah

Dịch từ  bài làm chứng của Dan Arbuck

                                                                                                                  

Hiểu rõ sự khác biệt giữa hai giới tính, thiết lập mối quan hệ hài hòa

 

Đi sâu hiểu biết sự khác biệt giữa hai giới tính có thể giúp chúng ta giải quyết sự xung đột có hiệu quả hơn và thiết lập mối quan hệ hài hoà giữa hai giới tính.

Giữa nam nữ có nhiều khác biệt , có sự khác biệt do bẩm sinh có sự khác biệt do hoàn cảnh tạo ra sau này, đây là nguyên do phát sinh xung đột giữa vợ chồng . Đi sâu hiểu biết sự khác biệt giữa hai giới tính có thể giúp chúng ta giải quyết xung đột có hiệu quả hơn và thiết lập mối quan hệ tốt giữa hai giới tính.

Nam và nữ có sự phản ứng và phân tích khác nhau ,ví dụ như khi nữ nói tôi không có quần áo mặc thường ám chỉ không có quần áo mới để mặc, cần phải mua sắm quần áo , khi nam nói tôi không có quần áo mặc ý nói không có quần áo sạch sẽ để mặc cầ̀n phải giặt quần áo.

Nam và nữ còn nhiều khác biệt khác , ví dụ nam thường hướng về mục đích, lý tính , nữ thì hướng về quan hệ , cảm tính nhiều hơn . Ngoài ra trong văn hóa giáo dục con trai từ nhỏ thường được giáo dục phải kiên cường , không nhỏ lệ, con gái từ nhỏ thường được giáo dục phải mềm mại , cẩn thận.

Sau đây là tổng kết những sự khác biệt giữa khai giới tính giúp hai giới hiểu rõ đối phương .

1 Nam coi trọng sự thành công sự nghiệp và thiết lập lòng tự trọng , nữ tuy coi trọng sự thành công sự nghiệp nhưng khá coi trọng mối quan hệ hơn.

2 Nam khá coi trọng mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới , hy vọng làm lãnh đạo , nữ coi trọng mối quan hệ bình đẳng , cần sự tiếp nhận của đoàn thể.

3 Nam khó chấp nhận sự sĩ nhục, sự phê bình khả năng công tác, nữ khó chấp nhận sự bỏ rơi , mất quan hệ tình yêu. 

4 Nam sợ bị phê bình khả năng công tác , khá coi trọng sự tiếp nhận vô điều kiện , nữ sợ bị bỏ rơi, muốn có vị trí quan trọng trong lòng người yêu.

5.Nam ưa thích góp ý kiến , giúp người khác giải quyết vấn đề, nữ hay lắng nghe và cho sự thông cảm , ủng hộ.

6 Khi đối diện áp lực , nam cần sự yên tỉnh một mình , từ từ bình phục tinh thần, nữ khi bị áp lực thường cần sự lắng nghe của người khác , sự thông cảm và ủng hộ.

Để tránh được sự hiểu cứng nhắc về nam và nữ và xử lý sự xung đột một cách hiệu quả , nên dùng phương pháp ‘vui lòng’ đối phương

 Đề nghị cho nam là:

1 Phải cân nhắc bàn bạc đừng vội đề nghị cho nữ mà là lắng nghe nữ nói để hiểu rõ cảm xúc của nữ.

2 Từ những chuyện nhỏ :  trong công tác bận rộn nhớ điện thoại thăm hỏi và quan tâm

3 Thường ôm người yêu vào lòng để cho người nữ thấy mình được yêu thương

4 Khi nữ mệt nhọc tự động giúp làm việc nhà, hoặc pha ly cà-phê cho nữ. Đừng khi nào quên ngày sinh nhật hoặc ngày lễ tình nhân , có thể ghi tấm thiệp nhỏ hoặc một bó hoa biểu hiện lòng yêu thương.

Đề nghị cho nữ là :

1 Thường  cổ vũ , ngợi khen nam. Nam cần nhất là được nữ thưởng thức tài năng mình và những lời nói khích lệ.

2 Học cách chấp nhận nhiều hơn : không phải là suốt ngày bắt lỗi và biến đổi người nam , ngoài ra dành thời gian tham gia những hoạt động của nam , học những thú vui của nam như xem bóng đá ...

3 Nam cũng rất thích được ôm vào lòng và những nụ hôn.

4 Ăn uống cũng là phương pháp ‘ vui lòng’ tốt , hãy làm các món ăn mà chồng mình ưa thích , ngoài ra quan hệ vợ chồng  cũng là cần thiết lớn , họ thường thông qua quan hệ vợ chồng để cảm nhận tình yêu.

Tổng quát , nam nữ hai bên phải thương yêu lẫn nhau, quan tâm nhiều hơn, dùng những lời nói yêu thương trước khi đối phương yêu thương mình .

 

                     Huỳnh Vệ Nhân ( nhà tâm lý học Bắc Mỹ)

                                                 Lương Kim dịch

Tôi đã nói dối bạn

 

Nói dối dường như là cách sống của nhiều người . Chúng ta nói dối một cách dễ dàng .

Theo cuốn sách  “Nước Mỹ ngày nay nói về sự thật” : có đến 91 phần trăm người nói dối thường xuyên về những vấn đề họ cho là  không có giá trị, 36 phần trăm người nói dối về những vấn đề quan trọng, 69 phần trăm nói dối với vợ hoặc chồng.

Theo Ê-phê-sô 4 : 25 “ Như vậy mỗi người trong anh em phải chừa sự nói dối , hãy nói thật với kẻ lân cận mình ,vì chúng ta làm chi thể cho nhau” . Chúng ta là những người theo Chúa Giê-su , nói sự thật là dấu ấn của chúng ta trước mọi người rằng chúng ta đang bước đi cùng với Chúa.

 Khi chúng ta nói dối chúng ta đã theo gương của Sa-tan vì “ nó vốn là kẻ nói dối và là cha sự nói dối” ( Giăng 8 :44 ) . Nói dối dựa trên điều không thật được đưa ra để che đậy cho việc làm sai và bảo vệ cho chúng ta.

 Khi chúng ta làm điều gì đó sai , nói dối chỉ làm cho vấn đề rắc rối thêm . Tự phơi bày sự thật và thành thật nhận lỗi là cách nhanh nhất để đem chúng ta trở về ở dưới sự chăm sóc và khuyên bảo của Đức Chúa Trời.

  [ Cha ơi, chúng con biết rằng Cha không bao giờ nói dối . Xin hãy giúp chúng con hôm nay bước đi như theo con đường của Cha để chúng con không cần phải che đậy. Khi chúng con phạm tội, chúng con có thể̉̉ nhanh chóng thấy được sự quan trọng của việc đến trước ánh sáng hơn là tin vào sự che đậy tạm thời trong bóng tối ]

 Câu gốc để nhớ :Chớ nói dối nhau ,vì đã lột bỏ người cũ cùng công việc nó

                                                                                                          (Cô-lô-se 3 :9 )

 Suy ngẫm : Để tránh nói dối , đừng làm những điều cần phải giấu giếm .

Rebekah

Dịch từ “  Our Daily Bread”

 

                                                                              

 

 

 Mạnh trong sự yếu

                             

Charles Haddon Spurgeon , được biết là “ Hoàng tử của những nhà diễn thuyết” , cảm thấy hổ thẹn về mình vào một ngày Chủ nhật nọ khi ông cảm thấy bài giảng của mình thật nghèo nàn. Khi ông bước ra khỏi nhà thờ Metropolitan Tabernacle ở London, ông tự hỏi không biết bài giảng của ông có đem lại tí gì hữu ích cho người nghe hay không ? Về đến nhà ông quỳ gối cầu nguyện Chúa , “ Lạy Chúa , Ngài có thể làm từ không thành có . Xin ban phước cho bài giảng nghèo nàn đó”

Trong những tháng sau đó, 41 người nói rằng họ đã quyết định tin nhận Chúa Giê-xu là Cứu Chúa qua bài giảng “yếu” đó. Chủ nhật tiếp theo để bù lại cho bài giảng “ thất bại” Spurgeon sửa soạn một bài giảng “ xuất sắc” – nhưng không có một người phản hồi sau bài giảng của ông.

Kinh nghiệm của Spurgeon nhấn mạng hai bài học quan trọng cho tất cả những người đang phục vụ Chúa. Trước tiên chúng ta cần sự ban phước của Chúa trên sự nổ lực của chúng ta. Sa-lô-môn nói trong Thi-thiên 127 :1 “ Nếu Đức Chúa Trời không cất nhà , thì những thợ xây cất làm uổng công”. Thứ hai sự yếu của chúng ta là cơ hội cho năng quyền của Đức Chúa Trời hành động . Phao-lô nói: “ Cho nên tôi vì Đấng Christ mà đành chịu trong sự yếu đuối, nhuốc nhơ, túng ngặt, bắt bớ , khốn khó; vì khi tôi yếu đuối , ấy là lúc tôi mạnh mẽ” ̣( II Cô-rinh-tô 12:10)

Khi chúng ta  trông cậy ở Chúa , chúng ta sẽ thấy được sức mạnh của Ngài trong sự yếu đuối của chúng ta .

Câu gốc để nhớ : Ân điển của ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối   II Cô-rinh-tô 12:9

Suy ngẫm : Chúng ta phải nhận ra sự yếu đuối của mình để thấy được sức mạnh của Đức Chúa Trời.

                                                                          Rebekah

                                                          Dịch từ “ Our Daily bread”

 

Hãy thức tỉnh và cầu nguyện

 

   “  ..... vậy hãy khôn ngoan tỉnh thức và cầu nguyện”

                                                              I Phi-e-rơ 4 :7

Các bạn ơi , đừng mạo hiểm tiếp xúc với thế giới nếu bạn chưa cầu nguyện.

Buổi tối khi bạn quỳ xuống cầu nguyện , cơn buồn ngủ làm trĩu mắt bạn, công tác một ngày mệt nhọc cũng trở thành cớ để bạn cắt ngắn lời cầu nguyện, xin được lui ra trước mặt Chúa.

Đến buổi sáng vì thức dậy muộn, công việc cả ngày dồn trước mặt, xin Chúa thông cảm, vội vàng thông công với Chúa đại khái cho qua .

Khi bạn không tỉnh thức và cầu nguyện, hậu quả điều này có thể cứu vãng được không ? Không thể cứu  vãng được. 

Một khi bạn không tỉnh thức cầu nguyện  thì thử thách trước mặt bạn, bạn không thể đối phó được , cám dỗ quyến rũ bạn, bạn không đứng vững, xung quanh bị đè ép bạn không thể chịu đựng, . Trước mặt người khác bạn không có đức tin , mất đi sự làm chứng, mất đi năng quyền thuộc linh, lòng yêu Chúa lạnh nhạt, làm việc theo ý muốn riêng , không theo ý Chúa, bạn sẽ cảm thấy rất xa với Chúa. Một ngày không cầu nguyện như là một ngày sa đọa ( Fredrich W. Robertson)

Hỡi các môn đồ, đừng làm việc mạo hiểm nữa, bỏ sót việc tỉnh thức và cầu nguyện. Con một của Đức Chúa Trời ,Chúa Giê-xu từ rạng sáng đã thức dậy cầu nguyện trình lên mọi sự trong lòng mình cho Đức Chúa Trời huống hồ chúng ta .

                                            Bài trích từ “ Stream in The Desert”

                                                 Mrs Charles E. Cowman

                                               Lương Kim dic̣h

 

Nan đề giữa con người 

 

Có người nói : “ Khi càng hiểu nhiều về con người thì tôi càng yêu con chó của tôi hơn” . Chó là loài trung thành, đáng tin cậy, hăm hở muốn làm vừa lòng và nhanh chóng tha thứ. Các bạn có muốn loài người chúng ta có nhiều đặc điểm giống như vậy không? Đôi khi thật là khó để có mối quan hệ tốt đẹp với một người nào đó mặc dù chúng ta đã có sự nổ lực cố gắng .

Người hàng xóm của tôi hình như  bực mình tôi. Rõ ràng là tôi đã làm điều gì đó làm phiền đến cô ta. Nhưng khi tôi hỏi là tôi có làm điều gì phiền đến cô ta không thì cô ta trả lời cụt ngũn “ Không !” . Tôi bảo cô ta : “ Tôi không muốn có bất cứ điều gì không hay ở giữa chúng ta. Nếu tôi đã làm điều gì phạm đến cô thì tôi xin lỗi” Từ đó không khí dịu xuống giữa chúng tôi nhưng vẫn không có dấu hiệu của mối quan hệ ấm áp hơn .

Ngày nay “hãy làm hết sức mình” dường như chỉ áp dụng cho những người mà nan đề giữa họ chưa bao giờ được giải quyết. Bạn có thể làm hết sức mình nhưng vì sự bất hòa xảy ra giữa hai người thì cần cả hai cùng hòa giải. Nếu bạn đã làm trọn phần của bạn mà nan đề vẫn còn thì bước tiếp theo là để Đức Chúa Trời hành động trong bất cứ tình huống không công bằng nào . Đừng dấu sự bực tức trong lòng hay trả đũa với vũ khí của sự im lặng hay lạnh lùng. Hãy dùng điều thiện để chiến thắng điều ác.

Chúng ta cần tuân theo những bước trong Rô-ma 12: 9-21 cho đến khi những nan đề giữa chúng ta được giải quyết và đặc biệt khi nó không có thể giải quyết được.

Câu gốc để nhớ : “ Nếu có thể được , thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người” Rô-ma 12: 18

Suy ngẫm : Cách tốt nhất để chinh phục kẻ thù là sử dụng vũ khí của tình yêu thương.

                                                                   Rebekah

                                                                  Dịch từ “Our Daily Bread